Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Chủ nhật - 21/04/2019 22:00 107 0

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, Hiến pháp năm 1946, đã khẳng định “Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện”. Hiến pháp năm 2013 quy định “công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”, “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.

Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng có thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”. 

Hiện nay, ở nước ta, nữ giới có tổ chức chính trị riêng là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tỷ lệ nữ giới đại diện trong cơ quan lập pháp của Việt Nam luôn thuộc nhóm có thứ hạng cao nhất trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung và tỷ lệ này ngày càng tăng. Quán triệt tinh thần Đại hội XII của Đảng “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng” thì tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội luôn được duy trì ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng lên, từ 3% ở Quốc hội khóa I tăng lên 24,4% ở khóa VIII và tỷ lệ này là 26,72% với 133 nữ đại biểu Quốc hội trên tổng số 496 đại biểu ở khóa XIV.

Tuy vậy, nhìn chung, tỷ lệ nữ giới làm công tác quản lý, lãnh đạo vẫn còn thấp so với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung và so với sự gia tăng của lực lượng lao động nữ nói riêng.

Luật Bình đẳng giới đã quy định nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

Để thực hiện được điều này, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đã được Nhà nước ta đề ra, đó là bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới./.    

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay159
  • Tháng hiện tại48,493
  • Tổng lượt truy cập4,893,119
Một cửa điện tử
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây