I. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
1. Vị trí địa lý
Xã An Bình là xã nông thôn nằm cách trung tâm huyện 4 km về phía đông bắc huyện Châu Thành, giáp với các đơn vị như sau:
- Phía Đông giáp xã Thanh Điền
- Phía Tây giáp xã Trí Bình và Thị trấn Châu Thành
- Phía Nam giáp sông Vàm Cỏ
- Phía Bắc giáp xã Thái Bình
2. Diện tích, dân số:
- Diện tích tự nhiên: 2184,24 ha
- Dân số xã theo thống kê: 1738 hộ, 6293 khẩu.
- Địa bàn UBND xã An Bình được chia thành 4 ấp với 51 tổ dân cư tư quản. Cụ thể:
+ Ấp Thanh An: 597 hộ, 2189 nhân khẩu, phân thành 20 tổ DCTQ.
+ Ấp Thanh Bình: 558 hộ, 2030 nhân khẩu, phân thành 14 tổ DCTQ.
+ Ấp An Điền: 398 hộ, 1412 nhân khẩu, phân thành 12 tổ DCTQ.
+ Ấp An Hòa: 185 hộ, 662 nhân khẩu, phân thành 5 tổ DCTQ.
3 Giao thông
Trên địa bàn xã có 9 trục đường giao thông chính là đường trục xã, liên xã; 8 tuyến đường trục ấp; 9 tuyến đường trục chính nội đồng; 35 tuyến đường ngõ xóm.
II. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
Xã An Bình được thành lập năm 2004 bằng Nghị định số 21/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, trên cơ sở tách ra từ xã Thanh Điền, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã An Bình luôn nhận được sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể của huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ có hiệu quả về nhiều mặt, nhất là trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Hệ thống chính trị của xã tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên và có sự trưởng thành hơn, góp phần bổ sung đáng kể nguồn nhân lực cho huyện. Ban Chấp hành Đảng bộ luôn đoàn kết, thống nhất cao, phát huy truyền thống cách mạng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ.Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” có hiệu quả tích cực, công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có nhiều chuyển biến, chế độ sinh hoạt đảng được duy trì thực hiện nghiêm túc; ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên với công việc và nhân dân được nâng lên. Dân chủ ở cơ sở tiếp tục được phát huy, tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Phong trào thi đua yêu nước tiếp tục phát triển, phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ đề ra.
Bên cạnh đó, cũng còn những khó khăn nhất định, kinh tế của xã chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nhỏ, phân tán; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi có lúc diễn biến phức tạp; giá cả một số mặt hàng thiết yếu, giá cả nông sản luôn biến động làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế và đời sống nhân dân… Song, với tinh thần quyết tâm đoàn kết, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tính năng động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, kinh tế-xã hội của xã tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng.
Năm 2015, xã An Bình được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh công nhận xã Nông thôn mới. Qua tuyên truyền nhận thức của hệ thống chính trị ở cơ sở và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày càng được nâng cao; vai trò chủ thể của người dân được xác định rõ hơn, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân trong việc tham gia các cuộc vận động phong trào chung sức xây dựng Nông thôn mới, tiến tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.
III. DI TÍCH, DANH THẮNG
* Di tích Lịch sử - Văn hóa