Giới thiệu chung

TỔNG QUAN HUYỆN CHÂU THÀNH

       Châu Thành là huyện biên giới nằm về phía tây của tỉnh. Phía Đông giáp thành phố Tây Ninh; phía Nam giáp Bến Cầu và Hòa Thành; phía Bắc giáp Tân Biên; phía Tây giáp tỉnh Soài Riêng Camphuchia. Đường biên giới dài khoảng 48 km, có cửa khẩu Quốc gia Phước Tân và nhiều đường mòn, lối mở. Sông Vàm cỏ Đông chảy qua địa phận huyện khoảng 61km, qua 12 xã trong huyện. Huyện có 15 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã biên giới.

         Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Thông qua hoạt động của các đảng viên cộng sản, những tổ chức cơ sở của tỉnh Tây Ninh cũng ra đời. Đồng chí Võ Văn Lợi sau khi được chi bộ ở Bà Điểm kết nạp vào Đảng đã nhận nhiệm vụ về Tây Ninh tiếp tục hoạt động và xây dựng phong trào. Sau khi đồng chí Võ Văn Lợi bị địch bắt và đày ra Côn Đảo, các quần chúng cách mạng tích cực như Trương Văn Chẩn, Trương Văn Phú, Nguyễn Văn Viết, Trần Văn Luông... phải đổi vùng hoạt động sang đất Campuchia, được chi bộ ở Ba Ti kết nạp vào Đảng và trở về Tây Ninh hình thành cơ sở đảng Giồng Nần (Long Đại, Long Vĩnh, Châu Thành).

        Những năm 1934 - 1935, thông qua vai trò hoạt động của đồng chí Lên (Tư Địa) là cán bộ liên Tỉnh uỷ, cơ sở đảng ở Quán Cơm được hình thành, gồm những đảng viên: Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Văn Dú, Huỳnh Văn Sự, Trần Văn Đẩu, Trần Văn Mạnh, Nguyễn Văn Giang...

         Năm 1948, Đảng bộ huyện Châu Thành được thành lập. Đồng chí Võ Văn Truyện làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Trần Văn Thinh làm Phó Bí thư Huyện uỷ.

        * Đảng bộ huyện hiện nay có 38 tổ chức cơ sở đảng, gồm: 19 đảng bộ cơ sở (với 201 chi bộ trực thuộc) và 19 chi bộ cơ sở. Tổng số đảng viên toàn Đảng bộ là 3.766 đồng chí.

        * Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Châu Thành lần thứ XII bầu Ban Chấp hành gồm 41 đồng chí, Ban Thường vụ 13 đồng chí.

        Với bề dày lịch sử và truyền thống chống giặc ngoại xâm, huyện Châu Thành vinh dự được Nhà nước trao tặng 10 đơn vị đạt danh hiệu Anh hùng (09 đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, 01 danh hiệu Anh hùng lao động); 10 Anh hùng lực lượng vũ trang, 210 Mẹ Việt Nam Anh hùng.

         * Những thành tựu nổi bật

       Kinh tế huyện phát triển khá toàn diện, có đến 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm 14,59%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (8%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 7,92%.

        Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng bình quân hằng năm 3,72%. Mô hình sản xuất theo chuẩn VietGAP, VietGAHP được quan tâm đã góp phần giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

         Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt trên 3.380 tỷ đồng thực hiện 435 dự án, công trình. Nhiều công trình trọng điểm được triển khai: đường tuần tra biên giới, dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ, cầu Phước Trung, cầu Tân Định 1, Tân Định 2, cầu Rạch Tre, cầu Cây Ổi, đường huyện 5, đường huyện 7, đường huyện 13, đường huyện 25, đường  huyện 3,4, đường 781... Ngành điện đã đầu tư 26 công trình, với tổng mức đầu tư hơn 159 tỷ đồng, hoàn thành 294 km đường điện trung thế, 114,6 km đường điện hạ thế, Trạm điện 110Kv được đầu tư.

         Giáo dục luôn được quan tâm đầu tư, chất lượng dạy và học được nâng lên; đã hoàn thành công tác phổ cập tiểu học và trung học cơ sở; cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư nâng cấp, chú trọng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

         Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng. Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ đạt 4,98/1 vạn dân. 15/15 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn và giữ vững các tiêu chuẩn quốc gia về y tế; tình hình phòng chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,15% .

          Các chương trình an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Chế độ cho đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc, hộ nghèo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định. Các chương trình bảo đảm an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là chương trình 134, 135 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và các đề án của địa phương được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm và huyện đã có 9/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

          Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố kiện toàn về tổ chức và phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân, trở thành động lực tự giác mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

          Công tác quốc phòng địa phương và nhiệm vụ quân sự quốc phòng được triển khai chặt chẽ, hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nội địa và trên tuyến biên giới được giữ vững ổn định. Duy trì tốt mối quan hệ đối ngoại giữa huyện Châu Thành với các quận (huyện) Campuchia giáp biên

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý:

Huyn Châu Thành nm v phía Tây thành ph Tây Ninh, có ta độ: Kinh độ Đông: 105051’48” - 106008’55”,  Vĩ độ Bc: 11001156 - 11002704 được gii hn bi ranh gii hành chính như sau:

-Phía Bc giáp huyn Tân Biên.

-Phía Nam giáp huyn Bến Cu.

-Phía Đông giáp thành ph Tây Ninh và huyn Hòa Thành.

-Phía Tây giáp Campuchia.

Tổng diện tích tự nhiên là 58.093,47 ha, chiếm 14,31% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đứng thứ 3 sau các huyện Tân Châu và huyện Tân Biên. Huyện có 15 xã, thị trấn: An Cơ, An Bình, Biên Giới, Đồng Khởi, Hảo Đước, Hòa Hội, Hòa Thạnh, Long Vĩnh, Ninh Điền, Thái Bình, Trí Bình, Thanh Điền, Thành Long, Phước Vinh, thị trấn Châu Thành. Tổng dân số năm 2018 là 138.282,0 người.

- Địa hình:

         Theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 và kết quả điều tra thực địa cho thấy địa hình của huyện Châu Thành có xu hướng thấp dần về phía sông Vàm Cỏ Đông và thoải dần từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam theo dạng lướt sóng nhẹ. Có thể chia làm 3 dạng địa hình chính: dạng địa hình thấp trũng, dạng địa hình trung bình, dạng địa hình cao (đồi gò).

2. Khí hậu, thời tiết:

         Huyện Châu Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, trong đó tháng 9 và tháng 10 mưa đã gây ra ngập úng ở các khu vực có địa hình thấp trũng. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa không đáng kể gây tình trạng thiếu nước do sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, khi giải quyết được nước tưới thì sản xuất trong mùa khô khá ổn định. Nhiệt độ trung bình 25,90C. Lượng mưa trung bình 1.834,0 mm.

- Thủy văn:

           Sông rạch tự nhiên trong huyện chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều Biển Đông, mỗi ngày có 2 lần triều lên xuống. Có thể tận dụng ảnh hưởng của triều để tưới tự chảy cho các khu vực có cao trình nhỏ hơn 0,8m và tưới bơm cho các xã phía Tây (nằm ngoài hệ thống Thủy lợi Dầu Tiếng). Sông Vàm Cỏ Đông tại đoạn chảy qua huyện Châu Thành hàng năm vào tháng 9, tháng 10 khi mưa tập trung, ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông đã gây ra tình trạng ngập úng.

3. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Đất đai: Theo báo cáo thuyết minh điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất tỉnh Tây Ninh tỷ lệ 1/50.000 (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, năm 2004); thống kê đất đai năm 2021, tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện là 58.095,48 ha, gồm 4 nhóm đất chính (trong đó, nhóm đất xám có diện tích lớn nhất 49.076,54 ha, chiếm 84,48% DTTN) với 12 đơn vị chú giải bản đồ như sau:

Bảng diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Châu Thành

STT

Tên đất Việt Nam

Ký hiệu

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

I

Nhóm đất xám

 

49.076,54

84,48

1

Đất xám điển hình

X

18.585,66

31,99

2

Đất xám có tầng loang lỗ đỏ vàng

Xf

19.641,10

33,81

3

Đất xám có tầng loang lỗ, đọng mùn, gley

Xfhg

5.311,56

9,14

4

Đất xám gley

Xg

1.874,09

3,23

5

Đất xám có tầng kết von đá ong

Xk

3.664,13

6,31

II

Nhóm đất phèn

 

6.984,21

12,02

1

Đất phèn tiềm tàng

Spg

1.999,21

3,44

2

Đất phèn hoạt động trên nền phèn tiềm tàng

Sjp

210,39

0,36

3

Đất phèn thủy phân trên nền phèn hoạt động

Srjp

749,77

1,29

4

Đất phèn thủy phân trên nền phèn tiềm tàng

Srp

3.294,42

5,67

5

Đất phèn thủy phân hoàn toàn

Sr

730,42

1,26

III

Nhóm đất than bùn

 

344,12

0,59

1

Đất than bùn chôn vùi

Sp/TV

344,12

0,59

IV

Nhóm đất phù sa

 

561,76

0,97

1

Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng

Pf

561,76

0,97

V

Sông suối

 

1.128,87

1,94

 

Tổng cộng

 

58.095,48

100,00

Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

b) Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào và phong phú, bao gồm nguồn nước tự nhiên từ hệ thống sông Vàm Cỏ Đông và nguồn nước được dẫn về từ hệ thống Thủy lợi Dầu Tiếng, có thể khai thác nguồn nước này để tưới cho phần lớn diện tích đất đai của huyện.

Hệ thống sông Vàm Cỏ Đông bao gồm sông chính và các rạch nhỏ, đáng kể nhất là các rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Nàng Dình.

+ Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ độ cao +150 m thuộc lãnh thổ đất nước Campuchia, đoạn chảy qua huyện dài 63km, chiều rộng trung bình rộng khoảng 150 - 200m, sâu 15m, lưu lượng trung bình tại trạm Gò Dầu Hạ là 90m3/s, trung bình trong mùa khô là 15m3/s, trung bình tháng thấp nhất là 7,9m3/s. Sông Vàm Cỏ Đông có khả năng cung cấp nước tưới cho một phần diện tích thuộc các xã phía Tây của huyện.

+ Rạch Bến Đá bắt nguồn từ khu vực Chàng Riệc thuộc huyện Tân Biên, đoạn chảy qua huyện dài 15,8km, rộng trung bình 20 – 30 m, sâu 3 – 4 m. Rạch có nước ngọt quanh năm nhưng thường nghèo kiệt về mùa khô, khả năng cung cấp nước tưới vào mùa này rất hạn chế.

+ Rạch Tây Ninh bắt nguồn từ phía Nam huyện Tân Châu, đoạn chảy qua huyện dài 8,5 km, rộng trung bình từ 25 – 35 m. Có vai trò quan trọng trong tiêu thoát nước vào mùa mưa.

+ Rạch Nàng Dình bắt nguồn từ Campuchia, đoạn chảy qua huyện dài 11,25 km, rộng trung bình từ 25 – 30 m có vai trò quan trọng cho tiêu nước khu vực đất trũng thuộc 2 xã Biên Giới, Hòa Thạnh.

+ Hệ thống kênh với chiều dài 354,9 km, hiện cung cấp nước tưới cho các xã Hảo Đước, Thái Bình, Trí Bình, Thanh Điền. Trong tương lai có thể tiếp tục mở rộng phạm vi tưới sang xã Phước Vinh, đảm bảo cung cấp nước tưới cho tất cả các xã phía Đông sông Vàm Cỏ Đông.

- Nguồn nước ngầm: Hiện nay trong khu vực huyện chưa có tài liệu nghiên cứu đánh giá chi tiết về nước ngầm. Qua khảo sát nhiều giếng khoan và giếng đào cho thấy tiềm năng nước ngầm khá dồi dào, chất lượng nước tốt hiện đang được khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt với quy mô khá lớn, đạt chất lượng và cho hiệu quả cao.

c) Tài nguyên rừng, thảm thực vật

d) Tài nguyên khoáng sản:

- Khoáng sản than bùn: Hiện nay trên địa bàn huyện Châu Thành có 4 vị trí (trữ lượng khoảng 381.483 m3) đã được thăm dò khai thác than bùn ở các xã Trí Bình, An Bình, Long Vĩnh và Hòa Hội. Nhìn chung, than bùn trong huyện Châu Thành được thành tạo trong trầm tích đầm lầy-sông có tuổi Holocen giữa-muộn, được hình thành từ thực vật hạ đẳng, do đó khi đốt cho nhiệt lượng thấp và chỉ đạt loại 3, tương đương 46- 59% nhiệt lượng của loại than đá xấu nhất của mỏ Quảng Ninh và bằng 110- 140% nhiệt lượng của bã mía.

- Đất sét làm gạch ngói: Nhóm nguyên liệu gốm sứ của huyện chỉ có 2 điểm khoáng sản kaolin (trữ lượng khoảng 1.255.182 m3) ở xã Phước Vinh và Ninh Điền. Nhìn chung kaolin trong huyện có màu vàng nhạt đến trắng xám. Theo chỉ tiêu kaolin nguyên liệu cho sản xuất gốm sứ thì hàm lượng Fe2O3 phải thấp hơn 1%. Trong khi đó kết quả phân tích hóa học các mẫu kaolin đều cho thấy hàm lượng Fe2O3 đều lớn hơn 1%, do vậy tài nguyên đất sét ở đây chỉ đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu gốm hoặc sứ thấp cấp.

- Vật liệu xây dựng:

+ Cát xây dựng: Trong phạm vi huyện Châu Thành đã điều tra và khoanh vẽ được 3 điểm cát xây dựng (trữ lượng khoảng 235.638 m3), chúng phân bố chủ yếu dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và trong các suối lớn chảy vào sông Vàm Cỏ Đông. Các điểm cát này có nguồn gốc trầm tích tướng lòng sông, được thành tạo trong holocen thượng.

+ Đất san lấp: Trong huyện đã thống kê được 26 điểm đất san lấp (trữ lượng khoảng 8.109.737 m3). Tổng diện tích đất phân bố khoảng 438,66 ha. Đất san lấp chủ yếu là sỏi cuội được thành tạo trong trầm tích pleistocen thượng-hệ tầng Củ Chi (aQ13 cc). Bề dày thân khoáng: 4,8m. Thân khoáng bị phủ bởi lớp đất trồng dày 0,6m. Thành phần độ hạt trung bình là cuội-sỏi: 8,4%; sạn-cát: 56,03%; bột sét: 35,57%. Tổng hàm lượng cuội-sỏi-sạn: 64,43%.

e) Tài nguyên nhân văn

Nhân dân huyện Châu Thành có truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, luôn phấn đấu xây dựng và phát triển địa phương phù hợp với nhịp điệu chung của xã hội; trong suốt quá trình xây dựng và phát triển những đặc tính đó luôn được phát huy và ghi nhận trong đời sống xã hội bằng những công trình mang đạm nét văn hóa qua từng thời kỳ như miếu, đình, đền, các di tích lịch sử được nhà nước công nhận và các tập tục, lễ hội phi vật thể trong các cộng đồng dân cư. Các làng nghề cũng có giá trị rất lớn trong hoạt động du lịch.

Huyện Châu Thành có 3 tôn giáo là Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Cao đài, với số tín đồ trên 40% dân số. Ngoài phần đông người Kinh, còn có 10 dân tộc thiểu số (chiếm 1,7% dân số), trong đó đông nhất là cộng đồng Khơ me (chiếm 83,7% dân tộc thiểu số), sinh sống tập trung và lâu đời ở các xã biên giới.

Là huyện biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia có đường biên giới dài hơn 48km, là không gian trao đổi, giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt Nam – Campuchia, vì vậy có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa...

Ngoài ra, với truyền thống của dân tộc, truyền thống cách mạng, người dân Châu Thành cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được cùng với đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học, Châu Thành có điều kiện để phát triển mạnh nền KT-XH trong giai đoạn tới.

II. LỊCH SỬ VĂN HÓA

Huyện Châu Thành có 10 di tích lịch sử. Trong đó 02 di tích cấp Quốc gia và 08 di tích cấp Tỉnh đã được công nhận như sau:

        1. CĂN CỨ HUYỆN ỦY CHÂU THÀNH (ấp Trường, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)

Nơi đây xưa kia là khu rừng nguyên sinh, có nhiều tầng cây đan xen nhau rất rậm rạp che phủ cả một vùng rộng lớn, nằm cặp giữa ngã ba của sông Vàm Cỏ Đông và Rạch Vịnh (Rạch Bến Đá), tiện lợi cho việc tiến công địch và bảo vệ căn cứ. Đây là một trong những căn cứ chiến lược của Huyện ủy Châu Thành trong thời kỳ kháng chiến.

Căn cứ Huyện ủy là nơi thể hiện tinh thần cách mạng tiến công của Đảng bộ và quân dân huyện Châu Thành trong kháng chiến chống Mỹ thể hiện qua khẩu hiệu “bám đất giữ làng, một tấc không đi, một ly không rời”, “bám dân và chủ động tiến công địch”, là nơi biểu hiện của tình đoàn kết quân dân, mang đậm nét tính nhân văn. Đây là di tích có ý nghĩa lịch sử để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Trải qua thời gian, cảnh quan thiên nhiên tại Căn cứ Huyện ủy Châu Thành không còn nguyên vẹn như xưa, nay đã được phục chế lại mô hình nhà làm việc của Huyện ủy, nhà thông tin liên lạc và xây dựng nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ…Khu di tích có tổng diện tích 10.210m2.

Căn cứ Huyện ủy Châu Thành đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 137/QĐ-CT ngày 27/9/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

2. ĐỊA ĐIỂM THÀNH LẬP CƠ SỞ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN TỈNH TÂY NINH TẠI GIỒNG NẦN (ấp Long Đại, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành,tỉnh Tây Ninh)

Ngay sau khi hình thành năm 1930 gồm có 08 đảng viên, đây là những “hạt giống đỏ” của phong trào cách mạng ở Tây Ninh, đã tổ chức hoạt động, tích cực tuyên truyền giác ngộ cơ sở, tổ chức đoàn thể cách mạng. Hoạt động của Cơ sở Đảng Giồng Nần đã lan tỏa mạnh mẽ ra các vùng trong tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân Tây Ninh đã kiên trì đấu tranh, vượt qua bao gian khổ, ác liệt và hy sinh để đi đến thắng lợi, giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp thành công năm 1954, giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước 30/4/1975.

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, Đảng bộ và nhân dân Tây Ninh đã xây dựng một Khu lưu niệm với diện tích 1.000m2 do ông Trương Định Quang hiến, nhằm ghi dấu lịch sử nơi thành lập Cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Tây Ninh.

Địa điểm thành lập Cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Tây Ninh tại Giồng Nần đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 244/QĐ-CT ngày 22/11/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, đến năm 2013 được xếp hạng cấp Quốc gia theo Quyết định số 3991/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. ĐỊA ĐIỂM VÀNH ĐAI DIỆT MỸ TRẢNG LỚN ( Khu phố 1, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)

Trảng Lớn trước đây được Quân đội Mỹ chọn xây dựng, vừa là căn cứ quân sự, vừa là hậu cần cho nhiều căn cứ khác như: Đồng Pan, Thiện Ngôn của Mỹ, vừa là căn cứ chỉ huy tiền phương để triệt phá căn cứ cách mạng. Từ tháng 10/1965 đến tháng 4/1972 nơi đây là căn cứ của Sư đoàn bộ binh số 25 Mỹ “Tia chớp nhiệt đới”.

Trước mưu đồ mở rộng chiến tranh của Mỹ, Tỉnh ủy Tây Ninh đã chủ trương thành lập ngay thế trận bao vây xung quanh căn cứ Trảng Lớn tạo thành Vành đai diệt Mỹ khép kín.

Với 2250 ngày đêm chiến đấu trên Vành đại diệt Mỹ Trảng Lớn (từ tháng 10/1965 đến tháng 4/1972) Đảng bộ và quân dân huyện Châu Thành đã lập nhiều thành tích vẽ vang, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Để giáo dục truyền thống chiến đấu oanh liệt của quân, dân Châu Thành trong thời kỳ kháng chiến, sau ngày giải phóng 30/4/1975  Huyện ủy, UBND huyện Châu Thành đã chọn nơi đây là địa điểm xây dựng Khu di tích Vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn, với tổng diện tích là 11.923,1m2.

Địa điểm Vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 137/QĐ-CT ngày 27/9/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, đến năm 2013 được xếp hạng cấp Quốc gia theo Quyết định số 3990/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4. KHU LƯU NIỆM HOÀNG LÊ KHA (ấp Suối Muồn, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)

Đồng chí Hoàng Lê Kha tên thật là Hoàng Lê Cẩn, sinh ngày 17/02/1917, là Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, phụ trách thị xã Tây Ninh. Ngày 26/8/1959, đồng chí đã tổ chức cuộc họp Thị xã ủy tại nhà ông Nguyễn Văn Thương (Hai Thương- cơ sở cách mạng) bàn kế hoạch chống bầu cử của Mỹ - Diệm, đồng chí bị bắt cùng với chủ nhà do bị chỉ điểm.

Sau những thất bại liên tiếp ở Tây Ninh, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa đồng chí Hoàng Lê Kha từ nhà lao Chí Hòa về xử chém tại đây. Ngày 12/3/1960, vào lúc 5 giờ sáng chúng hành hình đồng chí bằng máy chém của luật 10/59, mục đích để thị uy hòng dìm phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân.

Để khắc ghi công ơn và tưởng nhớ tấm gương hy sinh của đồng chí Hoàng Lê Kha, năm 1995 Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định xây dựng Khu lưu niệm tại đây với tổng diện tích 661,5m2.

Khu lưu niệm Hoàng Lê Kha đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 59/QĐ-CT ngày 23/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

5. CĂN CỨ BỘ ĐỘI HẢI NGOẠI 1 - SIVÔTHA (ấp Lưu Văn Vẳng, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)

Bộ đội Hải ngoại 1 - Sivôtha là đơn vị đặc biệt của vệ quốc đoàn Nam bộ làm nhiệm vụ quốc tế, tình nguyện quân Việt Nam tại miền Đông Campuchia trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Từ khi về nước, suốt 5 năm chiến đấu (1946-1951), Bộ đội Hải ngoại 1  rồi đến Bộ đội Sivôtha đều đứng chân ở Tây Ninh và lập căn cứ tại rừng Cây Cầy, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành. Nơi đây không chỉ là hậu cứ của Ban Chỉ huy đơn vị mà còn là nơi học tập, huấn luyện của các đội võ trang công tác độc lập. Đơn vị đã xây dựng nhiều căn cứ kháng chiến liên hoàn dọc theo biên giới, tạo lá chắn bảo đảm an toàn phía sau lưng các căn cứ chiến lược của Tây Ninh.

Căn cứ của Bộ đội Hải ngoại 1 - Sivôtha đang được khoanh vùng bảo vệ với tổng diện tích 20.000m2 và được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 138/QĐ-CT ngày 27/9/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

6. CHIẾN THẮNG THANH ĐIỀN THÁNG 3/1946 (ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)

Đây là nơi ghi dấu chiến thắng lẩy lừng của lực lượng vũ trang Tây Ninh khi quân Pháp tái chiếm lại Tây Ninh sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

Tháng 3/1946  Pháp cho một lực lượng hành quân từ thị xã Tây Ninh đi theo lộ 7 (nay là tỉnh lộ 786) đến Hãng Đường Thanh Điền để thị sát tình hình, với ý đồ lập lại  hệ thống đồn bót tại khu vực này.

Khi đã thị sát xong ở Hãng Đường trên đường về lại thị xã Tây Ninh, khi đến Thanh Điền đã bị lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh chặn đánh, đốt cháy hai xe Jeep, diệt 07 tên Pháp (trong đó có sĩ quan từ chuẩn úy đến đại úy), thu hai súng đại liên Mácxim, hai khẩu Tomson, một súng trường anh, một súng col 12, một súng P-38 và 20 thùng đạn súng máy.

Chiến thắng Thanh Điền (tháng 3/1946) là trận đánh thắng đầu tiên của lực lượng võ trang tỉnh Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược, đã ghi vào lịch sử của lực lượng vũ trang Tây Ninh một móc son trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Ninh.

Địa điểm Chiến thắng Thanh Điền  đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 124/QĐ-CT ngày 29/04/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

7. KHU LƯU NIỆM DƯƠNG MINH CHÂU (ấp Gò Nổi, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)

Ninh Điền là căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy Tây Ninh, nên quân Pháp thường xuyên càn quét hòng tiêu diệt cách mạng. Năm 1947 chúng tổ chức trận càn với quy mô lớn, có máy bay, tàu chiến yểm trợ, nhằm đánh bật các lực lượng kháng chiến của ta ra khỏi căn cứ.

Đồng chí Dương Minh Châu với cương vị là Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Tây Ninh đã tổ chức và trực tiếp chiến đấu và hi sinh anh dũng, thi hài đồng chí được bí mật chôn cất tại đây. Năm 1990, Đảng bộ-chính quyền và gia đình đã đưa hài cốt đồng chí Dương Minh Châu về Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tây Ninh.

Khu lưu niệm Dương Minh Châu là nơi gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của anh hùng, liệt sĩ Dương Minh Châu, vị Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến đầu tiên của tỉnh Tây Ninh trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

Khu lưu niệm Dương Minh Châu đã được xếp hạng là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 2922/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

8. NGÔI MỘ ÔNG TRƯƠNG QUYỀN (ấp Bưng Rò, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)

Trương Quyền tên thật là Trương Công Sách ( là con út của Trương Công Vạn), sinh năm 1817, tại xã Kiến Phước, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). 

Sau sự kiện 20/8/1864, Trương Công Định cùng 25 nghĩa quân hy sinh tại mặt trận Kiểng Phước, tỉnh Gò Công, năm 1866 Trương Quyền kế tục sự nghiệp đánh giặc cứu nước, Ông đã tổ chức các đợt đánh Pháp, từ Tây Ninh, Trảng Bàng đến Gia Định, Chợ Lớn, Vàm Cỏ Đông ngày càng tạo được uy tín, tình cảm trong lòng dân nhất là nhân dân ở vùng biên giới Việt Nam-Campuchia.

Tại Tây Ninh, ông cho xây dựng căn cứ ở Truông Mít rồi Bến Thứ, ông huấn luyện nghĩa quân, tích trữ lương thảo và xây dựng tuyến phòng thủ đề ngăn ngừa địch tập kích.

Cuối năm 1866, trong trận quyết chiến không cân sức Pô Kăm Pô bị bắt và bị giết hại, còn nghĩa quân Trương Quyền thực dân Pháp cho người theo dõi để ám sát. Ngày 20/8/1871 Trương Quyền mất lúc 55 tuổi được an táng tại Bến Kéo, ấp Long Yên, xã  Long Thành (nay là huyện Hòa Thành).

Năm 1954, Ông đã được đem về cải táng tại đây.

Ngôi mộ ông Trương Quyền được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 251/QĐ-CT ngày 28/7/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

9. ĐÌNH THANH ĐÔNG (ấp Thanh Đông, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)

Trong thế kỷ XVII, khu vực biên giới bọn người xấu thường hay quấy nhiễu, cướp tài sản và giết hại đồng bào.

Ông Võ Văn Oai được triều đình Nhà Nguyễn phong chức lãnh binh trấn giữ vùng đất Thái Bình. Ông đã cùng nhân dân chống giặc bảo vệ quê hương. Tuy nhiên trong trận chiến không cân sức với giặc, Ông đã hy sinh oanh liệt tại Bến Be (ngày nay thuộc KP4, P1, TP Tây ninh).

Sau khi ông mất, nhân dân lập miếu thờ ông tại nơi ông tử trận. Đến cuối thế kỷ 19, nhân dân trong vùng đã xây dựng đình Thanh Đông để thờ phụng ông. Năm Khải Định thứ 2 (1917), ngày 18/3 vua Khải Định phong cho lãnh binh Võ Văn Oai là thành hoàng đình Thanh Đông, sắc phong hiện nay lưu giữ tại chùa Hồng Phước (thị xã Tây Ninh).

Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cấp ủy Thanh Điền dùng nơi đây để hội họp truyền đạt Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo quần chúng đấu tranh chính trị trực diện với kẻ thù.

Đình Thanh Đông được xây dựng và tồn tại qua các cuộc chiến tranh đến nay đã hơn 100 năm nhưng đình vẫn còn giữ được lối kiến trúc cổ, đình Thanh Đông là nhân chứng của một thời kỳ mở đất ở Tây Ninh.

Lễ hội kỳ yên đình Thanh Đông diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Đình Thanh Đông đã được xếp hạng là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 273/QĐ-CT ngày 27/12/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

10. ĐÌNH TRUNG-TRÍ BÌNH (ấp Tầm Long, xã Trí Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)

Đình Trung xưa kia thuộc làng Hảo Đước tách ra thêm làng Trí Bình. Do một vị lão làng (thường gọi là ông Cả Mầu) cùng dân làng tạo dựng vào năm 1918 bằng cây tre, lá tại khu đất Tầm Long hiện nay, thờ Thành hoàng bổn cảnh. Lễ hội kỳ yên diễn ra vào ngày 16 tháng 01 âm lịch hàng năm.

Sau năm 1945 đình được đổi tên là đình Trí Bình, trong thời gian này đình vừa là nơi thờ tự vừa là nơi sinh hoạt, hội họp, vận động thanh niên vào Vệ quốc đoàn. 

Năm 1954 theo nguyện vọng của dân làng đình được xây cất lại với vách ván, mái lợp ngói tương đối khang trang. Cuối năm 1964 đình bị tàn phá hoàn toàn, nhân dân địa phương làm lại nhà tạm để thờ cúng sau chợ Cao Xá, nay thuộc ấp Xóm Mới.

Năm 1991 ông Nguyễn Văn Cu cùng với dân làng di dời đình từ ấp Xóm Mới về lại mảnh đất cất đình đầu tiên tại ấp Tầm Long hiện nay.

Từ năm 1991 đến nay đình đã được trùng tu, sữa chữa nhiều lần. 

Toàn bộ khối kiến trúc đình Trí Bình hiện nay còn đơn sơ về mặt điêu khắc, chạm trổ nhưng vẫn mang rõ nét đặc trưng phong cách đình làng Nam Bộ.

Đình Trung-Trí Bình đã được xếp hạng là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 123/QĐ-CT ngày 29/4/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập157
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay1,233
  • Tháng hiện tại60,948
  • Tổng lượt truy cập4,294,486
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
guigopyphananhdan
guigopyphananhdoanhnghiep
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây