Lịch sử hình thành

1. Tổng quan

Châu Thành là huyện biên giới nằm về phía tây của tỉnh. Phía Đông giáp thành phố Tây Ninh; phía Nam giáp Bến Cầu và Hòa Thành; phía Bắc giáp Tân Biên; phía Tây giáp tỉnh Soài Riêng Camphuchia. Đường biên giới dài khoảng 48 km, có cửa khẩu Quốc gia Phước Tân và nhiều đường mòn, lối mở. Sông Vàm cỏ Đông chảy qua địa phận huyện khoảng 61km, qua 12 xã trong huyện. Huyện có 15 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã biên giới.

Diện tích tự nhiên 57.125 ha, trong đó, đất nông nghiệp 31.513 ha, đất lâm nghiệp 7.675 ha, đất thổ cư 5.775 ha. Dân số hiện nay là 144.000 người, có 5 dân tộc sinh sống, trong đó chiếm đa số là người Kinh. Có 3 tôn giáo chính là Thiên Chúa, Cao Đài, Phật giáo chiếm trên 30% dân số toàn huyện.

Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Thông qua hoạt động của các đảng viên cộng sản, những tổ chức cơ sở của tỉnh Tây Ninh cũng ra đời. Đồng chí Võ Văn Lợi sau khi được chi bộ ở Bà Điểm kết nạp vào Đảng đã nhận nhiệm vụ về Tây Ninh tiếp tục hoạt động và xây dựng phong trào. Sau khi đồng chí Võ Văn Lợi bị địch bắt và đày ra Côn Đảo, các quần chúng cách mạng tích cực như Trương Văn Chẩn, Trương Văn Phú, Nguyễn Văn Viết, Trần Văn Luông... phải đổi vùng hoạt động sang đất Campuchia, được chi bộ ở Ba Ti kết nạp vào Đảng và trở về Tây Ninh hình thành cơ sở đảng Giồng Nần (Long Đại, Long Vĩnh, Châu Thành).

Những năm 1934 - 1935, thông qua vai trò hoạt động của đồng chí Lên (Tư Địa) là cán bộ liên Tỉnh uỷ, cơ sở đảng ở Quán Cơm được hình thành, gồm những đảng viên: Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Văn Dú, Huỳnh Văn Sự, Trần Văn Đẩu, Trần Văn Mạnh, Nguyễn Văn Giang...

Năm 1948, Đảng bộ huyện Châu Thành được thành lập. Đồng chí Võ Văn Truyện làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Trần Văn Thinh làm Phó Bí thư Huyện uỷ.

* Đảng bộ huyện hiện nay có 38 tổ chức cơ sở đảng, gồm: 19 đảng bộ cơ sở (với 201 chi bộ trực thuộc) và 19 chi bộ cơ sở. Tổng số đảng viên toàn Đảng bộ là 3.766 đồng chí.

* Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Châu Thành lần thứ XII bầu Ban Chấp hành gồm 41 đồng chí, Ban Thường vụ 13 đồng chí.

Với bề dày lịch sử và truyền thống chống giặc ngoại xâm, huyện Châu Thành vinh dự được Nhà nước trao tặng 10 đơn vị đạt danh hiệu Anh hùng (09 đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, 01 danh hiệu Anh hùng lao động); 10 Anh hùng lực lượng vũ trang, 210 Mẹ Việt Nam Anh hùng.

2. Những thành tựu nổi bật

Kinh tế huyện phát triển khá toàn diện, có đến 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm 14,59%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (8%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 7,92%.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng bình quân hằng năm 3,72%. Mô hình sản xuất theo chuẩn VietGAP, VietGAHP được quan tâm đã góp phần giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt trên 3.380 tỷ đồng thực hiện 435 dự án, công trình. Nhiều công trình trọng điểm được triển khai: đường tuần tra biên giới, dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ, cầu Phước Trung, cầu Tân Định 1, Tân Định 2, cầu Rạch Tre, cầu Cây Ổi, đường huyện 5, đường huyện 7, đường huyện 13, đường huyện 25, đường  huyện 3,4, đường 781... Ngành điện đã đầu tư 26 công trình, với tổng mức đầu tư hơn 159 tỷ đồng, hoàn thành 294 km đường điện trung thế, 114,6 km đường điện hạ thế, Trạm điện 110Kv được đầu tư.

Giáo dục luôn được quan tâm đầu tư, chất lượng dạy và học được nâng lên; đã hoàn thành công tác phổ cập tiểu học và trung học cơ sở; cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư nâng cấp, chú trọng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng. Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ đạt 4,98/1 vạn dân. 15/15 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn và giữ vững các tiêu chuẩn quốc gia về y tế; tình hình phòng chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,15% .

Các chương trình an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Chế độ cho đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc, hộ nghèo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định. Các chương trình bảo đảm an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là chương trình 134, 135 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và các đề án của địa phương được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm và huyện đã có 9/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố kiện toàn về tổ chức và phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân, trở thành động lực tự giác mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Công tác quốc phòng địa phương và nhiệm vụ quân sự quốc phòng được triển khai chặt chẽ, hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nội địa và trên tuyến biên giới được giữ vững ổn định. Duy trì tốt mối quan hệ đối ngoại giữa huyện Châu Thành với các quận (huyện) Campuchia giáp biên....

Danh mục
Một cửa điện tử
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay648
  • Tháng hiện tại46,730
  • Tổng lượt truy cập4,959,777
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây