Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế và lao động

Thứ tư - 22/05/2019 16:00 149 0

Dù được đánh giá là một trong những quốc gia đạt thành tựu cao về thực hiện bình đẳng giới, Việt Nam vẫn đang nỗ lực hoàn thiện chính sách cũng như hướng tới hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới. Đặc biệt, là sự tăng trưởng và phát triển bền vững của khu vực doanh nghiệp và nền kinh tế. Hiện nay, lao động nữ ở nước ta chiếm tỷ lệ 48,3% trong lực lượng lao động của cả nước; tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp, chủ trang trại đạt 24,9%; tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp lên tới 31% nhưng trong đó, 98% số doanh nghiệp do nữ làm chủ có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tập trung vào lĩnh vực thương mại, lợi nhuận thấp.

Vấn đề chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ cùng một vị trí công việc vẫn còn diễn ra, cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc làm có thu nhập cao vẫn thấp hơn so với nam giới, lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao động nam, là đối tượng dễ bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân lực. Quan niệm gắn vai trò và giá trị mặc định cho phụ nữ là người chăm sóc gia đình và nam giới là trụ cột kinh tế trong gia đình và xã hội đang tạo ra rào cản trong việc tiếp cận cơ hội việc làm và kinh tế cho cả phụ nữ và nam giới.

 Trong lĩnh vực kinh tế, Luật Bình đẳng giới ở nước ta đã quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp; bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Trong lĩnh vực lao động, Luật Bình đẳng giới ở nước ta quy định nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Bình đẳng giới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bình đẳng giới vừa là mục tiêu vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định và đồng thuận, phát triển bền vững đất nước. Xóa bỏ khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động là cách thức để xóa đói, giảm nghèo bền vững và thúc đẩy tăng trưởng của quốc gia./.

VĂN THIỆT

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay365
  • Tháng hiện tại53,813
  • Tổng lượt truy cập4,966,860
Một cửa điện tử
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây