I. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
1. Vị trí địa lý:
2. Diện tích, dân số:
3. Giao thông
II. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
III. DI TÍCH, DANH THẮNG
1. Di tích Gò Cổ Lâm
Gò Cổ Lâm thuốc ấp Thanh Đông, xã Thanh Điền, huyện Châu thành, tỉnh Tây Ninh. được Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch công nhận là di tích khảo cổ học tại Quyết định số 3211/QĐ-BT ngày 12/12/1994. Đây là khu di chỉ gồm nhiều phế tích, đền tháp đã được khai quật năm 1990.
Trên đỉnh gò có một ngôi chùa được xây dựng cách nay trên 100 năm, còn gọi là gò Chùa Cổ Lâm. Mặt gò hình chữ nhật rộng trên 5.000m2, cao khoảng 3m so với mặt ruộng. Phía Đông là con đường cao hơn mặt ruộng 0.5m rộng 3m, dài 150m từ gò chạy thẳng đến “Bàu Vuông” nơi lấy đất để đắp gò.
Toàn bộ kiến trúc chùa xây trên nền tháp chính, bằng gạch nằm theo trục Bắc Nam trên chiều dài 50m. trong đợt khai quật năm 1990, đã thực hiện sáu hố chân tháp ký hiệu từ H1 đến H5 và M1. Trên mặt gò rải rác khắp nơi còn nhiều viên gạch của tháp đổ xuống, cùng nhiều phiếm đá màu xanh xám. Ở phía Tây gò, chạy theo hướng Bắc Nam là những viên gạch lộ mặt đất với những viên gạch có kích thước 37x12x7cm. đó là những phế tích chân móng 5 ngôi tháp đã bị sụp đổ từ xa xưa. Các chân tháp từ H1 đến H5 đều có cạnh hình vuông.
Ngôi chùa trên Gò Cổ Lâm: Gò Cổ Lâm là di tích khảo cổ lớn nhất trong tổng số 11 di chí thuộc xã Thanh Điền, và là một trong những di tích có qui mô khá lớn đã phát hiện ở Tây Ninh. Các phế tích kiến trúc ở gò Cổ Lâmkhá giống các kiến trúc gạch ở di tích Vườn Dầu, Miễu Bà và các di tích khác trong tỉnh. Căn cứ vào những di tích được khai quậtvà so sánh với một số công trình kiến trúc trên vùng đất Nam Bộ, về gạch tượng đá, các tư liệu sản xuất… các nhà khảo cổ học đã khẳng định di tích khảo cổ học Gò Cổ Lâm có niên đại khoảng thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên.
2. Di tích chiến thắng Thanh Điền tháng 3/1946
(ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)
Đây là nơi ghi dấu chiến thắng lẩy lừng của lực lượng vũ trang Tây Ninh khi quân Pháp tái chiếm lại Tây Ninh sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tháng 3/1946 Pháp cho một lực lượng hành quân từ thị xã Tây Ninh đi theo lộ 7 (nay là tỉnh lộ 786) đến Hãng Đường Thanh Điền để thị sát tình hình, với ý đồ lập lại hệ thống đồn bót tại khu vực này.
Khi đã thị sát xong ở Hãng Đường trên đường về lại thị xã Tây Ninh, khi đến Thanh Điền đã bị lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh chặn đánh, đốt cháy hai xe Jeep, diệt 07 tên Pháp (trong đó có sĩ quan từ chuẩn úy đến đại úy), thu hai súng đại liên Mácxim, hai khẩu Tomson, một súng trường anh, một súng col 12, một súng P-38 và 20 thùng đạn súng máy.
Chiến thắng Thanh Điền (tháng 3/1946) là trận đánh thắng đầu tiên của lực lượng võ trang tỉnh Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược, đã ghi vào lịch sử của lực lượng vũ trang Tây Ninh một móc son trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Ninh.
Địa điểm Chiến thắng Thanh Điền đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 124/QĐ-CT ngày 29/04/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
3. Di tích Đình Thanh Đông
(ấp Thanh Đông, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh)
Trong thế kỷ XVII, khu vực biên giới bọn người xấu thường hay quấy nhiễu, cướp tài sản và giết hại đồng bào.
Ông Võ Văn Oai được triều đình Nhà Nguyễn phong chức lãnh binh trấn giữ vùng đất Thái Bình. Ông đã cùng nhân dân chống giặc bảo vệ quê hương. Tuy nhiên trong trận chiến không cân sức với giặc, Ông đã hy sinh oanh liệt tại Bến Be ( ngày nay thuộc KP4, P1, TP Tây ninh).
Sau khi ông mất, nhân dân lập miếu thờ ông tại nơi ông tử trận. Đến cuối thế kỷ 19, nhân dân trong vùng đã xây dựng đình Thanh Đông để thờ phụng ông. Năm Khải Định thứ 2 (1917), ngày 18/3 vua Khải Định phong cho lãnh binh Võ Văn Oai là thành hoàng đình Thanh Đông, sắc phong hiện nay lưu giữ tại chùa Hồng Phước (thị xã Tây Ninh).
Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cấp ủy Thanh Điền dùng nơi đây để hội họp truyền đạt Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo quần chúng đấu tranh chính trị trực diện với kẻ thù.
Đình Thanh Đông được xây dựng và tồn tại qua các cuộc chiến tranh đến nay đã hơn 100 năm nhưng đình vẫn còn giữ được lối kiến trúc cổ, đình Thanh Đông là nhân chứng của một thời kỳ mở đất ở Tây Ninh.
Lễ hội kỳ yên đình Thanh Đông diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Đình Thanh Đông đã được xếp hạng là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 273/QĐ-CT ngày 27/12/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
4. Di tích địa điểm tưởng niệm 21 chiến sĩ Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 hy sinh trong trận đánh Sư đoàn 25 Mỹ năm 1968
Trước những thắng lợi tầm cỡ chiến lược, tháng 01/1968, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 chủ trương mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân năm 1968, nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ.
Sau khi tiến công đợt 2 vào trung tâm Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 được điều lên chiến đấu trên mặt trận Tây Ninh. Trong quá trình hành quân, ngày 12/9/1968 khi phát hiện địch đổ quân xuống xã Thanh Điền, lực lượng vũ trang Thị xã đã phối hợp với lực lượng vũ trang của Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 về trụ tại ngã tư ấp Thanh Phước, tổ chức phục kích đánh địch.
Sau một thời gian chiến đấu thấy không đủ sức giải quyết trận đánh, chỉ huy Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 đã chủ động cho lui quân. Sau trận này lực lượng của ta đã làm tiêu hao 01 tiểu đoàn địch và bắn cháy nhiều xe cơ giới. Ta hy sinh 21 đồng chí của Trung đoàn 2, Sư đoàn 9. Khi rút quân ra, ta không kịp lấy hết xác của các đồng chí đã hy sinh. Khi chiếm lại, địch dùng xe ủi, ủi 21 xác chiến sĩ của Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 xuống hố bom tại ấp Thanh Phước rồi lấp đất lại.
Để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ là cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 2, Sư đoàn 9, đã anh dũng hy sinh trong trận đánh này, Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Điền đã đầu tư xây dựng bia tưởng niệm tại ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh vào năm 2017.