Bình đẳng giới bắt đầu từ mái ấm gia đình

Thứ hai - 20/05/2019 16:00 78 0

Xây dựng quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, nhất là giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái là mục tiêu mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đang hướng tới.

Mặc dù hiện nay phụ nữ Việt Nam đã có vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội, tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng vẫn còn khá phổ biến. Xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo, với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cao vai trò và địa vị của nam giới, hạ thấp vai trò của phụ nữ, người phụ nữ bị trói buộc trong phạm vi gia đình và hoàn toàn bị lệ thuộc vào nam giới. 

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu, bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ. Hiện nay quan niệm này không còn nặng nề nhưng ở một số giai tầng và địa phương, sức ì vẫn còn khá mạnh. Những định kiến và chuẩn mực cũ xuất phát từ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, tồn tại lâu dài trong ý thức và quan niệm xã hội là trở ngại đối với việc thay đổi thái độ và hành vi của cán bộ và người dân, của phụ nữ và nam giới.

Luật Bình đẳng giới ở nước ta đã quy định: Trong gia đình, vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Theo ông Gustav Dahlin – Trưởng Ban Chính trị và Thương Mại, Đại sứ quán Thụy Điển: “Bình đẳng giới là một chủ đề rất quan trọng và có ý nghĩa ở Thụy Điển, Việt Nam và trên toàn thế giới. Đối với kinh nghiệm của Thụy Điển, bình đẳng giới bắt đầu từ chính những mái ấm gia đình và chính điều đó tạo nền tảng vững chắc cho một xã hội hiện đại, sáng tạo và thịnh vượng”.

Ở nước ta, bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em được đối xử bình đẳng, là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, tăng trưởng kinh tế đất nước; giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững./.

TIẾN ĐẠT

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay118
  • Tháng hiện tại8,872
  • Tổng lượt truy cập4,015,233
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
guigopyphananhdan
guigopyphananhdoanhnghiep
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây