GIỚI THIỆU CHUNG XÃ HÒA THẠNH

I. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

1. Vị trí địa lý

Xã Hòa Thạnh là một xã nằm trong khu vực biên giới của huyện Châu Thành cách trung tâm 13km, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông Nam giáp xã Hòa Hội.

- Phía Tây Bắc giáp xã Biên Giới.

- Phía Tây Nam giáp  Thna Thnong, huyện Rùmđua, tỉnh Sayrieng của Vương quốc CamPuChia với đường biên dài 5,5km.

- Phía Đông Bắc  giáp với sông Vàm Cỏ Đông.

2. Diện tích, dân số:

Diện tích tự nhiên 3.499,08ha ha, Dân số xã theo thống kê năm 2019 là 4.501 nhân khẩu/1.324 hộ, gồm 2 dân tộc anh em (Kinh,khmer,) đang sinh sống trên địa bàn xã.

Địa bàn  xã Hòa Thạnh được chia thành 5 ấp với 51 tổ dân cư tư quản. Cụ thể:

- Ấp Hiệp Phước: 553 hộ, 1.883 nhân khẩu, phân thành  20 tổ DCTQ

- Ấp Cây Ổi: 321 hộ,  1.032 nhân khẩu, phân thành 12 tổ DCTQ

- Ấp Hòa Hợp: 139 hộ, 478 nhân khẩu, phân thành  06 tổ DCTQ

- Ấp Hiệp Thành: 181 hộ, 679 nhân khẩu, phân thành 07 tổ DCTQ

- Ấp Hiệp Bình: 130 hộ, 138 nhân khẩu, phân thành 06 tổ DCTQ

3. Giao thông

Trên địa bàn xã có 02 trục đường giao thông chính là Đường Hương lộ 7 và Hương lộ 23.

II. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA

Năm 1872 pháp bỏ ty hành chính Trảng Bàng và Thành Lập tỉnh Tây Ninh theo ranh giới giữa Tây Ninh và Gia Định, Chợ Lớn, Tân An (Long An), dưới thời thuộc pháp, tỉnh Tây Ninh được Chia ra 2 Quận là Thái Bình và Trảng Bàng, Quận Thái Bình có 7 tổng gồm: Tổng Hòa Ninh,Tổng Hàm Ninh Thượng, Tổng Giai Hóa, Tổng Khăng Xuyên, Tổng Băng Chrum, Tổng Tabel Yul và Tổng Chơn Bà Đen với 34 làng Quận Trảng Bàng gồm 3 tổng ,16 làng .

Xã Hòa Thạnh lúc bấy giờ là nằm trong địa giới của làng Hòa Hội thuộc Tổng Hòa Ninh, quận Thái Bình, đến năm 1942 quận Thái Bình đổi tên là quận Châu Thành.

Trong cuộc kháng chiến  chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2, Hòa Hội trở thành một đơn vị hành chính xã của quận Châu Thành. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ , cứu nước, theo yêu cầu bố trí lại chiến trường Nam bộ , trung ương cục miền nam tiến hành sáp nhập một số tỉnh với nhau. Tháng 5 năm 1951 tỉnh Tây Ninh  cùng 2 huyện Đức Hòa Thành, Trung Huyện ( tỉnh Chợ Lớn) sáp nhập Thành tỉnh Gia Định – Ninh.Trên cơ sở sáp nhập tỉnh, huyện Khăng Xuyên

Sáp nhập vào huyện Châu Thành. Một số xã của huyện Châu Thành cũng được nhập lại hình thành các liên xã.Hòa Thạnh thuộc địa giới xã Đước Hòa Bình. Đến năm 1954 các liên xã được tách ra mỗi xã trở về theo ranh giới trước 1951.

       Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp và đế Quốc Mỹ, xã Hòa Thạnh do địa giới hành chính liền kề xã Hòa Hội nên chính quyền của Địch lúc bấy giờ đã sáp nhập Hòa Thạnh chung với Hòa Hội và đặt dưới sự quản lý chung của một hội đồng tề ngụy, về danh nghĩa xã Hòa Thạnh vẫn thuộc xã Hòa Hội cho đến sau ngày giải phóng. Chính vì vậy trong suốt hai cuộc kháng chiến quân và dân xã Hòa Thạnh đã cùng với quân và dân xã Hòa Hội chiến đấu kiên  cường chống lại ách xâm lược và cai trị của thực dân, đế Quốc và Ngụy quyền tay sai.

       Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 xã Hòa Thạnh gồm có 4 ấp: Cây Ổi, Hiệp Phước, Hiệp Thành, Hòa Hợp, đến năm 1996 một phần ấp Hiệp Thành được tách ra để thành lập thêm ấp Hiệp Bình. Địa giới và cơ cấu hành chính của xã giữ ổn định từ đó cho đến ngày nay. Hòa Bình lập lại không lâu, nỗi mừng vui chưa hết nhân dân Hòa Thạnh đang ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế thì lại đối mặt với một cuộc chiến đấu mới, chống bọn Pôn Pốt gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, quân và dân xã Hòa Thạnh đã một lần nữa anh dũng đấu tranh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Qua các cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai và bọn Pôn Pốt để giành độc lập, quân dân xã Hòa Thạnh đã chứng tỏ khí tiết trung kiên với Đảng với cách mạng, với Bác Hồ, sẵn sàng hy sinh chịu đựng mọi gian khổ và ác liệt. Trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, quân và dân xã Hòa Thạnh luôn tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng, kiên cường, anh dũng đấu tranh, góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc , giành độc lập và thống nhất nước nhà, xóa bỏ sự áp bức bóc lột, bất công hướng đến mục tiêu hòa bình, ấm no, hạnh phúc. Đó là truyền thống quật cường của quân, dân tỉnh Tây Ninh nói chung, quân và dân xã Hòa Thạnh nói riêng.

III. DI TÍCH, DANH THẮNG

* Di tích Lịch sử – Văn hóa

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay340
  • Tháng hiện tại7,474
  • Tổng lượt truy cập4,682,004
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
guigopyphananhdan
guigopyphananhdoanhnghiep
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây