ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ TRÍ BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 274/BC-UBND Trí Bình, ngày 01 tháng 9 năm 2021
BÁO CÁO
Công tác cải cách hành chính quý III năm 2021
| |
|
a) Tổng số chỉ tiêu biên chế hành chính nhà nước: 18/21 người, trong đó:
- Số chỉ tiêu biên chế HCNN được giao/thực hiện: 18/21 người.
b) Tổng số Dự nguồn cán bộ, công chức chỉ tiêu/ thực hiện:.
Ủy ban nhân dân xã hàng năm có kế hoạch dự kiến nguồn cán bộ, công chức để kế thừa.
2. Về cán bộ, công chức (CBCC) thực hiện công tác CCHC
a) Bố trí CBCC thực hiện công tác CCHC tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả:
Số lượng bố trí: 3 người, chuyên trách: 3 người.
b) Tình hình tổ chức, hoạt động tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả:
Tổ chức phân công CBCC tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, phân công lịch tiếp dân 1 tuần 1 ngày vào ngày thứ năm tại phòng Tiếp dân.
Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, đơn vị được thực hiện bằng Phiếu biên nhận, nhận hồ sơ trên máy thông qua một cửa điện tử . Khi nhận hồ sơ phải kiểm tra đầy đủ về chủng loại, số lượng hồ sơ theo quy định. Chỉ được nhận hồ sơ đầy đủ thủ tục hợp lệ, chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đó và chịu trách nhiệm bảo quản hồ sơ theo quy định; không được để thất lạc, mất mát. Nếu để xảy ra mất mát, thất lạc thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu các hình thức kỷ luật.
Nhập hồ sơ và trả hồ sơ vào sổ tiếp nhận hàng ngày.
Chịu trách nhiệm chuyển hồ sơ đã nhận đến các ngành chuyên môn chính theo đúng quy trình, thời gian. Khi chuyển hồ sơ, tài liệu phải lập phiếu chuyển. Có trách nhiệm rà soát, đôn đốc, phối hợp với các ngành chuyên môn để giải quyết tốt các yêu cầu của tổ chức, đơn vị theo đúng thời gian quy định.
Hướng dẫn, giải thích các yêu cầu về thủ tục hồ sơ, quy trình giải quyết, thời gian giải quyết theo quy định của Đề án Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" cho tổ chức, đơn vị một cách tận tình, chu đáo với thái độ tôn trọng, trên tinh thần phục vụ tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất. Nghiêm cấm công chức tiếp nhận hồ sơ có thái độ đối xử không tốt với tổ chức, đơn vị hoặc từ chối tiếp nhận hồ sơ mà không có lý do chính đáng.
Niêm yết công khai các nội dung hướng dẫn về điều kiện, trình tự, thủ tục hành chính; thời gian giải quyết các hồ sơ công việc thuộc trách nhiệm của Văn phòng UBND tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Tổ chức việc trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, đơn vị theo đúng thời hạn đã ghi trong Phiếu biên nhận. Đối với các hồ sơ không đủ cơ sở giải quyết do các ngành chuyên môn chuyển trả, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển trả lại cho người gửi, kèm theo phiếu nêu rõ lý do trả lại. Việc trả lại hồ sơ trong trường hợp này được tính là một lần giải quyết theo quy định.
Kết quả ghi, cập nhật vào sổ theo dõi giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức: 1309;
Kết quả lập và ghi phiếu nhận, phiếu chuyển hồ sơ: 1309.
c) Bố trí CBCC thực hiện công tác Kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị:
Số lượng bố trí: 1 người, trong đó: kiêm nhiệm: 1 người; chuyên trách: 0 người.
d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC thực hiện công tác CCHC:
Ủy ban nhân dân xã chi cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả được 280.000 đ/người x 5 người. Tổng kinh phí thực hiện quý III năm 2021: 3.640.000 đ (Ba triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng).
Chế độ kiểm soát thủ tục hành chính 10.000 đồng/ ngày, ước tổng kinh phí thực hiện quý III năm 2021: 640.000 đ (Sáu trăm bốn mươi nghìn đồng).
1. Kế hoạch cải cách hành chính năm (CCHC)
Căn cứ Kế hoạch cải cách hành chính huyện Châu Thành, Ủy ban nhân dân xã Trí Bình đã tổ chức xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 và triển khai trong cuộc họp Ủy ban ban tháng 7/2021 đảm bảo các biện pháp phòng dịch Covid-19 theo quy định.
Đa số cán bộ, công chức đã hiểu rõ nhiệm vụ cải cách hành chính và đi vào thực hiện đạt chất lượng, không gây phiền hà cho nhân dân.
2. Tổ chức chỉ đạo, điều hành CCHC
Trên cơ sở đề xuất của các ngành chức năng, UBND xã đã phân công các ngành chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: cải cách thể chế (Tư pháp); cải cách thủ tục hành chính (Văn phòng UBND); cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (Văn phòng UBND); xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, (Văn phòng UBND); cải cách tài chính công (Tài chính-Kế toán); hiện đại hóa nền hành chính (Văn hóa-Thông tin và BCĐ ISO hành chính). Theo đó, UBND cũng chỉ đạo cụ thể trách nhiệm cho từng ngành chuyên môn để thực hiện hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của xã như: thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021; triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyền về cải cách hành chính; Triển khai thực hiện việc đánh giá, chấm điểm công tác cải cách hành chính; kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính; Báo cáo định kỳ kết quả triển khai, thực hiện về Phòng Nội vụ.
3. Kiểm tra công tác CCHC
Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021, UBND dự kiến tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, với các nội dung: kiểm tra việc cụ thể hóa kế hoạch cải cách hành chính trong quý III năm 2021 và quá trình thực hiện; tình hình tổ chức thực hiện công tác công khai thủ tục hành chính; việc niêm yết, rà soát quy định hành chính, thủ tục hành chính, đường dây nóng; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; số hồ sơ nhận giải quyết và kết quả giải; việc phân công công chức làm nhiệm vụ đầu mối kiểm soát TTHC; thực hiện cơ chế một cửa theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn một số nội dung liên quan đến công tác cải cách hành chính,thực hiện theo Quyết định số 56/2015/QĐ-UBND ngày 13/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, và các văn bản có liên quan đến công tác CCHC, KS TTHC.
4. Công tác tuyên truyền CCHC
Chỉ đạo Văn hóa-Thông tin phối hợp với Trạm, Cụm Truyền thanh xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyền về cải cách hành chính, KS TTHC, quán triệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2020-2025, chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII về cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1012/QĐ-UBND, ngày 05/5/2021 của UBND huyện Châu Thành để nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, công chức về sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính; nắm vững mục tiêu, nội dung và các nhiệm vụ cải cách hành chính trên các lĩnh vực (cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính).
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Cải cách thể chế:
1.1. Công tác tham mưu hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền
Xây dựng chương trình công tác năm, kiểm tra và rà soát các văn bản có chứa tính QPPL của Ủy ban nhân dân và HĐND ban hành.
Chủ động phối hợp thực hiện có hiệu quả những nội dung thực hiện dân chủ trong cơ quan đơn vị và địa phương năm 2021.
Kiện toàn Hội đồng đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính.
Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính và niêm yết tại bộ phận " Một cửa", cung cấp cho cán bộ, công chức đầy đủ thông tin về chính sách Pháp luật để thực hiện tốt nhiệm vụ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả luôn thực hiện tốt cơ chế " Một cửa".
1.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản QPPL
a) Ban hành hoặc chủ trì tham mưu cấp thẩm quyền ban hành văn bản QPPL:
- Tổng số văn bản QPPL xã ban hành: 0
- Công tác soạn thảo tính từ 01/6/2021 đến 31/8/2021: 219 quyết định hành chính; 32 quyết định xử phạt hành chính; 26 công văn; 13 kế hoạch; 23 tờ trình; 24 thông báo; 152 báo cáo.
- Rà soát, thẩm định 3 văn bản được ban hành đúng theo quy định.
b) Rà soát văn bản QPPL:
- Tổng số văn bản mang tính QPPL đã rà soát: 1 văn bản. Trong đó:
- Tổng số văn bản mang tính QPPL chưa hoặc đang rà soát: 0 văn bản.
- Nhìn chung công tác rà soát thường xuyên được thực hiện theo quy định.
c) Kết quả thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản mang tính QPPL:
- Số lượng văn bản mang tính QPPL phải triển khai thực hiện ở đơn vị theo quy định: 1 văn bản, trong đó: HĐND xã: 1.
- Số lượng văn bản mang tính QPPL đã được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định ở đơn vị: 2 văn bản, trong đó: HĐND xã: 1.
- Kịp thời tham mưu Đảng ủy, HĐND triển khai các văn bản QPPL theo quy định.
2. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)
2.1. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính
Công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn xã trong quý đầu năm đạt được những kết quả tích cực. Trong chỉ đạo, điều hành, UBND xã đã ban văn bản chỉ đạo các ngành nghiêm túc tổ chức thực hiện các hoạt động về rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành; tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, công khai minh bạch các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở cơ quan, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế 1 cửa điện tử; niêm yết đường dây nóng để nhân dân, tổ chức phản ánh, kiến nghị khi có nhu cầu; thường xuyên kiện toàn lại việc phân công cán bộ đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính để phối hợp thực hiện hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành. Hoạt động tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính theo cơ chế 1 cửa điện tử cũng được kiện toàn đảm bảo quy định.
Về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015, Ủy ban nhân dân xã duy trì quản lý hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO.
2.2. Kiểm soát thủ tục hành chính
a) Đánh giá tình hình triển khai, tiến độ thực hiện các quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính:
Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn xã trong thời gian qua thường xuyên được thực hiện. Qua đó góp phần tích cực vào hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính ở địa phương. Cụ thể đã niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính, đường dây nóng, việc vào sổ theo dõi, thống kê tình hình giải quyết cũng được thực hiện nghiêm túc.
Bộ thủ tục hành chính được quy định cụ thể để dàng cho nhân dân đến giải quyết TTHC góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội, phòng chống tham nhũng, quan liêu, nhũng nhiễu….
b) Về rà soát, đánh giá và thực hiện các quy định về đơn giản hóa thủ tục hành chính:
Về hoạt động rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, kiến nghị loại bỏ những thủ tục hành chính phức tạp, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo các ngành chuyên môn tổ chức rà soát. Đồng thời chỉ đạo cán bộ phụ trách rà soát trực tiếp các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực liên quan.
c) Công khai thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân xã Trí Bình đã công khai đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
3.1. Rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế của cơ quan hành chính
Tính đến nay UBND xã đã sử dụng 18/21 biên chế. Ngay từ đầu năm đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế làm việc, phân công cán bộ công chức ….
3.2. Về kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị mình
UBND xã đã kiểm tra công tác CCHC và công tác quản lý đất công tại địa phương đã được hướng dẫn khắc phục.
3.3. Thực hiện phân cấp quản lý
UBND đã ban hành quy chế phân công niệm vụ cụ thể cho từng ngành thực hiện.
3.4. Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công
Thực hiện theo quy định việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.
3.5. Thực hiện cơ chế một cửa:
a) Ban hành các văn bản thực cơ chế một cửa:
Kịp thời kiện toàn bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi có thay đổi nhân sự gồm 3 đ/c.
b) Kết quả thực hiện cơ chế một cửa:
- Tên từng các lĩnh vực TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa: 11 lĩnh vực.
- Số lượng TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa: 1309 hồ sơ
- Kết quả tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, TTHC theo cơ chế một cửa:
+Tổng số hồ sơ tiếp nhận: 1309 hồ sơ. Trong đó:
. Số hồ sơ đã giải quyết: 1309 hồ sơ;
. Số hồ sơ đang giải quyết: 0 hồ sơ lĩnh vực TNMT.
. Số lượng hồ sơ trễ hạn: 0 hồ sơ.
c) Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả:
Nêu cụ thể cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có như: Diện tích: 60 m2 ; Điện thoại: 1; Máy vi tính: 4; 1 máy scan, 3 máy in
d) Kết quả thực hiện mô hình một cửa hiện nay:
- Tên các lĩnh vực giao dịch: NN&PTNT, GDĐT, Xây dựng, TNMT, VHTT&DL, LĐTB&XH, nội vụ, KH đầu tư, Tư pháp, dân tộc;
- Số lượng thực hiện TTHC của từng lĩnh vực: NN&PTNT 0, Xây dựng 0, TNMT 14, VHTT&DL 0, LĐTB&XH 0, nội vụ 0, KH đầu tư 0, Tư pháp 1295; dân tộc 0;
đ) Trình tự thực hiện giải quyết TTHC theo phân cấp thẩm quyền:
Việc thực hiện trình tự giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa và mối quan hệ phối hợp giữa các ngành chặt chẽ, TTHC theo cơ chế một cửa được thực hiện đúng theo trình thự thủ tục. UBND đang tiến hành rà soát bộ TTHC theo tiêu chuẩn ISO để đề nghị công nhận đưa vào áp dụng.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
a) Về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã:
- Tổng số cán bộ, công chức có mặt/chỉ tiêu biên chế : 18/21 người, phân ra: cán bộ cấp xã có mặt: 11/12 người; công chức có mặt: 7/9 người.
- Số lượng CBCC đạt chuẩn Lý luận chính trị và Chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định: 18/21;
- Số lượng CBCC được bồi dưỡng, tập huấn Chuyên môn, nghiệp vụ trong 9 tháng đầu năm 2021: 0 đ/c;
b) Quản lý cán bộ, công chức:
- Thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức theo thẩm quyền, năng bậc lương định kỳ theo quy định: 0 đ/c.
- Đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân xã đạt chuẩn hàng năm.
c) Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ, công chức:
Cử cán bộ, công chức tham gia học tập, chiêu sinh theo sự chỉ đạo cấp trên: 0 đ/c.
5. Cải cách tài chính công
5.1. Tình hình triển khai các chính sách cải cách về thuế, thu nhập, tiền lương, tiền công và các chính sách an sinh xã hội;
Triển khai kịp thời các chính sách cải cách về thuế thu nhập, tiền lương, tiền công và các chính sách an sinh xã hội và áp dụng theo quy định.
5.2. Thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước của địa phương
Đảm bảo thực hiện đúng theo quy định.
5.3. Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp;
- Phân công công chức phụ trách quản lý tài sản;
- Thực hiện cơ chế tự chủ tại cơ quan hành chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ:
- Hàng năm UBND có ban hành và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý tài sản công…
6. Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước
a) Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước:
- Việc sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) để trao đổi công việc: 2 đơn vị, mạng Internet 1 gói cáp quang.
- Số lượng, tỷ lệ CBCC sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc: Tổng số CBCC 19/21, tỷ lệ 100%.
b) Áp dụng ISO trong hoạt động của cơ quan hành chính:
Áp dụng Hệ thống ISO trong hoạt động của cơ quan hành chính: Duy trì thực hiện công tác Iso.
c) Tình hình triển khai xây dựng trụ sở cơ quan hành chính:
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm.
Công tác cải cách hành chính Nhà nước đã được các cấp uỷ, chính quyền và các ngành thường xuyên quan tâm chỉ đạo. Thể chế hành chính ngày càng được đổi mới, đúng pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Thủ tục hành chính công khai minh bạch, kỷ luật kỷ cương hành chính được nâng cao. Cơ chế một cửa hoạt động có hiệu quả cao, giảm thời gian chờ đợi trong quá trình giao dịch giữa tổ chức cá nhân với cơ quan Nhà nước. Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi, thu hút được nhiều nguồn vốn về địa phương. Việc sắp xếp lại các các ngành chuyên môn, quy định rõ chức năng nhiệm vụ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, không còn tình trạng trùng lặp hay bỏ sót nhiệm vụ.
Tài chính công được công khai, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước đã đi vào hoạt động có hiệu quả, đã làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu và bộ phận tham mưu giúp việc.
2. Tồn tại.
Công tác CCHC còn một số công chức chưa thực hiện đôi lúc chưa kịp thời.
* Nguyên nhân tồn tại.
Do công việc chuyên môn nhiều.
3. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị cấp trên xem xét mở lớp tập huấn về CCHC, KS TTHC mang tính chất thiết thực theo thực tế cấp xã.
V. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH KỲ TỚI
1. Công tác chỉ đạo, điều hành.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, chương trình hành động nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn xã.
Thực hiện theo kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện, tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính trên địa bàn.
Thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 05/5/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Châu Thành lần thứ XII về cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025.
Tiếp tục củng cố, kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo cơ chế một cửa.
2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Tiếp tục xem xét việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Tiếp tục đề nghị giải quyết các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.
3. Cải cách tài chính công.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
Trên đây là báo cáo công tác Cải cách hành chính, kiểm soát TTHC quý III năm 2021 của Ủy ban nhân dân xã Trí Bình./.
Nơi nhận : -UBND huyện; -PNV huyện; -Lưu: VP.UBND. | PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Việt Hậu |
Ý kiến bạn đọc