XÃ HÒA HỘI:NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT THEO KẾT LUẬN SỐ 54-KL/TW NGÀY 07/8/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

Thứ sáu - 27/11/2020 22:00 139 0


NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT THEO KẾT LUẬN SỐ 54-KL/TW NGÀY 07/8/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược lâu dài và là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết là đóng góp quan trọng, phục vụ trực tiếp để xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Để tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đến năm 2020, với tầm nhìn đến năm 2025 của Nghị quyết, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tập trung thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các quy định pháp luật khác có liên quan; thể chế hóa các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai đã được nêu tại Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI và Kết luận số 36-KL/TW, ngày 06/9/2018 của Bộ Chính trị.
Đẩy mạnh chủ trương tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao. Thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất nuôi trồng các loại cây, loại con khác có hiệu quả hơn; việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang "đất công nghiệp và dịch vụ nông thôn" phải thực hiện theo nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, quyền lợi của Nhà nước và của nhà đầu tư, không để xảy ra khiếu kiện.
Cân nhắc kỹ, thận trọng, bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển bền vững, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng khi thực hiện chuyển đổi một phần đất quy hoạch rừng phòng hộ sang làm đất rừng sản xuất, đất rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Quốc hội về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh, phát huy các tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng.
Xử lý kiên quyết, triệt để các vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, bức xúc của người dân về đất đai, chấm dứt tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội.
2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, trước hết là các cơ chế, chính sách có liên quan đến đất đai, thuế, tín dụng, điện năng, môi trường, thị trường, lao động, đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; thu hút đầu tư, phát triển liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân cần hướng tới quan hệ sản xuất hợp lý hóa, tạo động lực mạnh mẽ hơn, có năng suất lao động và sức cạnh tranh cao hơn, đem lại thu nhập cao và bền vững. Quy hoạch và xây dựng chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, các ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt


Nguồn trích dẫn: Facebok tư pháp Châu Thành

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay802
  • Tháng hiện tại62,830
  • Tổng lượt truy cập3,899,450
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
guigopyphananhdan
guigopyphananhdoanhnghiep
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây