Định hướng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Thành

Thứ ba - 23/02/2021 22:00 778 0

Định hướng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Thành

               Châu Thành là huyện nông thôn  biên giới của tỉnh Tây Ninh, với diện tích đất  tự nhiên trên  571 km2, có đường biên giới giáp tỉnh Svay Riêng  Campuchia dài 48 km. huyện có 14 xã và 01 thị trấn trong đó có 6 xã biên giới, có tổng cộng 75 ấp, khu phố với trên 37.600 hộ dân và trên 137.300 nhân khẩu. Trên địa bàn huyện có 03 Đồn Biên phòng gồm Vàm Trảng trâu, Phước Tân và Ninh Điền.Huyện cách trung tâm thành phố Tây Ninh 8 km; phía Đông giáp với huyện Hòa Thành và Thành Phố Tây Ninh, phía Tây giáp nước bạn Campuchia, phía nam giáp huyện Bến Cầu và phía bắc giáp huyện Tân Biên.

Huyện có rừng tự nhiên với diện tích trên 4.600 ha nằm trên địa bàn 4 xã Ninh Điền, Hòa Thạnh, Hòa Hội và Phước Vinh; có tuyến sông Vàm Cỏ Đông chiều dài khoản 65km tính từ chốt dân quân Đồi thơ xã Phước Vinh, giáp ranh giữa Việt Nam- Campuchia, đi qua 11/15 xã của huyện. Được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Người dân nơi đây chất phát,  hiền hòa và mến khách. Với những đặt điểm tình hình như trên rất thuận lợi cho huyện phát huy tiềm năng sẵn có, hình thành và phát triển du lịch sinh thái rừng kết hợp các điểm dừng chân du lịch trên tuyến sông Vàm Cỏ Đông , tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong nhiệm kỳ 2020-2025.  Xuất phát từ tiềm năng, lợi thế của huyện, trong thời gian qua, thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi phương thức phát triển. Lãnh đạo huyện xác định con đường phát triển văn hóa - du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện với định hướng phát triển  du lịch sinh thái rừng trên sông Vàm Cỏ Đông  trên cơ sở khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

 Ông Nguyễn Trí Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết: Thực hiện Đề án về phát triển du lịch trên địa bàn huyện, hiện nay huyện  tiến hành quy hoạch vùng trọng điểm và kêu gọi đầu tư xây dựng điểm du lịch sinh thái khu vực rừng Hòa Hội với 02 tiểu khu 70, 71 diện tích trên 1.200 ha bao gồm phát triển các dịch vụ, cơ sở lưu trú, khách sạn, khu vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng, kết hợp du lịch sinh thái đường sông Vàm Cỏ Đông, các điểm dừng chân du lịch cụ thể như sau: Khu vực Bến Tàu thuộc ấp xóm ruộng,  xã Trí Bình với diện tích quy hoạch 03 ha. Nơi đây là điểm kết nối với du lịch của tỉnh theo tuyến sông Vàm Cỏ, khách du lịch sẽ dừng chân ăn uống, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí sẽ đem lại cho du khách những phút giây hoà mình vào thiên nhiên để có những cảm  giác nghỉ ngơi thư giãn thoải mái nhất; Bến Hòa Hội tham quan rừng sinh thái Hòa Hội có diện tích 1.200 ha. Nơi đây, có nhiều phong cảnh đẹp, mang vẻ hoang sơ của vùng sông nước miệt vườn và có nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Trong tương lai, rừng Hòa Hội sẽ khai thác được rất nhiều loại hình du lịch để phục vụ du khách như: du lịch tham quan sinh cảnh rừng tự nhiên, vui chơi, giải trí, cắm trại.

      Xác định nông nghiệp và du lịch là hướng đi chủ lực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã chỉ rõ. Phát huy lợi thế, tiềm năng về đất đai, hệ thống thủy lợi, hình thành các vùng chuyên canh; đẩy mạnh phát triển mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; phát triển cây trồng, vật nuôi theo vùng thích nghi và đảm bảo môi trường. Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, hướng tới chất lượng theo thị trường xuất khẩu. Trong đó, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái là bước đi đúng đắn, nhằm mục đích thu hút du khách đến vừa tham quan, nghỉ dưỡng, vừa trải nghiệm cuộc sống trong không gian nông thôn; kết hợp nông nghiệp công nghệ cao với du lịch qua những dịch vụ như mua, bán sản phẩm nông nghiệp tại chỗ, cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí. Có thể xem đây là một giải pháp phát triển du lịch, góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo cho người dân nông thôn.

Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới,  huyện  tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện, thu hút khách du lịch; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và tinh thần đổi mới, năng lực sáng tạo của cán bộ, đảng viên và cộng đồng xã hội đối với sự nghiệp phát triển du lịch Châu Thành trong thời kỳ đổi mới; dành nguồn lực thỏa đáng từ ngân sách, ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đồng thời tăng cường huy động, đa dạng hoá các hình thức đầu tư từ các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu; đặc biệt là tại các điểm du lịch trọng điểm.

Nguyễn Thị Chung

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,213
  • Tháng hiện tại30,688
  • Tổng lượt truy cập4,943,735
Một cửa điện tử
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây