NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 19/2020/NĐ-CP NGÀY 12/02/2020 CỦA CHÍNH PHỦ.

Thứ ba - 24/03/2020 18:00 644 0

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 19/2020/NĐ-CP NGÀY 12/02/2020 CỦA CHÍNH PHỦ.


Nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục; Phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nên ngày 12 tháng 02 năm 2020 Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 03 năm 2020 và được áp dụng cho 04 nhóm đối tượng cụ thể như sau: Thứ nhất là nhóm cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ quan quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Thứ hai là nhóm trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Thứ ba là nhóm người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Thứ tư là nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Riêng đối với các quy định về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 là văn bản đầu tiên quy định các nội dung cụ thể của tiến trình kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh việc nêu rõ những căn cứ, cách thức kiểm tra, thẩm quyền kiểm tra, quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra, nội dung kiểm tra, cách thức ban hành kế hoạch kiểm tra, nội dung lập biên bản kiểm tra Nghị định còn quy định những công việc cần làm trước và sau khi Đoàn kiểm tra ban hành kết luận kiểm tra.

Không chỉ thế, Nghị định còn quy định cụ thể 19 nhóm hành vi được xem là hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (được quy định tại Điều 22 của Nghị định). Đây là một nội dung mới để chúng ta thấy rõ rằng tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền đang dần được hoàn thiện. Mọi quyết định, mọi hành vi của cơ quan quản lý, người có trách nhiệm quản lý nếu sai phạm, không đúng quy định, không kịp thời … thì cũng sẽ bị xử lý tùy theo tính chất và mức độ.

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức. Còn việc xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với việc xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền xử phạt và lập biên bản vi phạm hành chính thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu trên cơ sở yêu cầu, kiến nghị tại kết luận kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan, trừ những người trong cơ quan, đơn vị Quân đội nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; những người trong cơ quan, đơn vị Công an nhưng không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an; những người trong tổ chức cơ yếu nhưng không làm công tác cơ yếu thì được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Khi Nghị định số 19/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì những nội dung được quy định tại Điều 21 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính) sẽ được bãi bỏ.

Có thể nói rằng, Nghị định số 19/2020/NĐ-CP sẽ là cơ sở pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thực hiện tốt hơn chức năng của mình. Đồng thời, đây cũng là nền tản để hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, xử lý vi phạm hành chính càng hiệu quả hơn trong thời gian tới./.

Văn Thiệt

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay62
  • Tháng hiện tại89,395
  • Tổng lượt truy cập4,823,421
Một cửa điện tử
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây