Chính sách của Nhà nước về trồng trọt

Thứ tư - 26/02/2020 18:00 341 0


__________

 

Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản để xuất khẩu. Luật Trồng trọt năm 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 quy định Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau:

1. Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển trồng trọt; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động trồng trọt.

2. Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt.

3. Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại Luật này.

4. Đào tạo nguồn nhân lực về khuyến nông cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

1. Liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, canh tác hữu cơ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến; quản lý vùng trồng và truy xuất nguồn gốc.

2. Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại Luật này.

3. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận sản phẩm cây trồng.

4. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phân tích, đánh giá điều kiện sản xuất ban đầu trong trồng trọt, đánh giá nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến; sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học; canh tác hữu cơ; cơ giới hóa; phòng thử nghiệm quốc gia và kiểm nghiệm liên phòng quốc tế.

5. Sản xuất lúa theo quy hoạch.

6. Sản xuất giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống bố mẹ để sản xuất hạt lai F1, giống gốc và giống thương phẩm mới; phục tráng giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng.

7. Xây dựng chợ đầu mối sản phẩm cây trồng; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng.

8. Khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiên tai, dịch bệnh.

9. Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông trong trồng trọt.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động trên và các hoạt động sau đây:

1. Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan trong trồng trọt.

2. Xã hội hóa dịch vụ công trong trồng trọt; nâng cao năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

3. Bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt.

4. Canh tác hữu cơ, canh tác kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan, văn hóa, lịch sử ở khu vực nông thôn.

5. Sử dụng phân bón hữu cơ./.

Thiệt TV

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay77
  • Tháng hiện tại89,410
  • Tổng lượt truy cập4,823,436
Một cửa điện tử
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây