Từ ngày 05/3/2020, ký ban hành văn bản phải dùng mực màu xanh

Thứ sáu - 10/04/2020 22:20 143 0

Từ ngày 05/3/2020, ký ban hành văn bản phải dùng mực màu xanh

 

Đây là nội dung mới được đề cập tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 05/3/2020 là những quy định về việc ký ban hành văn bản.

Theo đó, khoản 6 Điều 13 Nghị định nêu rõ, đối với văn bản giấy, khi ký văn bản, người ký phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.

Trước đây, khoản 5 Điều 10 Nghị định 110/2004/NĐ-CP chỉ quy định, khi ký văn bản, không được dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai. Do đó, người ký vẫn có thể dùng mực màu đen…

Bên cạnh đó, Nghị định 30 mới đây đã bổ sung thêm hình thức ký đối với văn bản điện tử, đó là ký số (chỉ những người có thẩm quyền mới được ký theo hình thức này).

Ngoài ra, cũng liên quan đến việc ký ban hành văn bản, Điều 13 Nghị định còn quy định cụ thể thẩm quyền ký văn bản như sau:

Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền khổng được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

 

Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.

Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.

Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

 

Nghị định có hiệu lực từ ngày 05/3/2020.

Phòng Tư pháp

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay2,197
  • Tháng hiện tại89,051
  • Tổng lượt truy cập4,823,077
Một cửa điện tử
báo QĐND
csdl quoc gia ve van ban phap luat
hoctapvalamtheotamguonghochiminh
congthontintructuyen
webcskhdungdien
hopthudientu
duongdaynong
hopthuphongchongthamnhung
congbaotayninh
CCHC
hoidap
congkhaiminhbach
gopyduthao
tailieuxuctiendautu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây