Di tích lịch sử - Văn hóa Đình Trung – Xã Trí Bình
Cuối năm 1917 ông Cả Mầu đứng ra tạo dựng Đình Trí Bình với cây, tre, lá tại khu đất ấp Tầm Long hiện nay. Đồng thời nhất trí thờ thần Hoàng Bổn Cảnh và những người khai hoang, lập nghiệp ở làng Trí Bình.
Hàng năm nhân dân tập trung đêm rằm rạng ngày 16 tháng giêng Âm lịch cúng tế thần gọi là lễ cúng Kỳ Yên. Đến năm 1922 nhân dân làng Trí Bình góp của, góp công cất lại ngôi Đình to lớn khang trang lợp ngối đủ bộ ba: Đình Chánh, Võ Ca và Hậu Sở.
Đến năm 1945 Cách mạng tháng tám thành công, trơ thành Đình xã Trí Bình. Ngoài việc nhân dân cúng tế hàng năm còn là nơi hội họp, sinh hoạt các phong trào văn hóa văn nghệ ở địa phương và vận động nhân dân bảo vệ Quốc đoàn toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Đến 30 tết năm 1947 máy bay giặc Pháp dội hai trái bom to và bắn phá ác liệt xuống nhân dân ấp Tầm Long có nhiều chết và bị thương.
Đến tháng 7 năm 1954 ký kết hiệp định Geneve chia hai miền Năm, Bắc Việt Nam thì nhân dân xã Trí Bình hồi cư về quê củ. Đến cuối năm 1955 để đáp ứng nguyện vọng yêu cầu của Ông, bà cao tuổi và nhân dân ở địa phương cất lại Đình lần ba, lợp ngói vách ván tương đối khang trang, hàng năm tổ chức cúng tế thần.
Đến đầu năm 1965 chính quyền Mỹ Diệm gom dân lập ấp chiến lược lập vành đai trắng ấp Tầm Long thì Đình Trí Bình thì Đình Trí Bình bị tàng phá thêm lần nữa.
Đến năm 1972 theo nguyện vọng yêu càu của nhân dân trong xã sống vùng tạm chiến của Mỹ ngụy, các ông, bà phụ lão cùng nhân dân cất lại Đình Chánh cột vuông lợp thiết sau chợ Xóm Ruộng hiện nay là ấp Xóm Mới I để hàng năm thờ cúng.
Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 giải phóng Miền Nam, đất nước hoàn toàn thống nhất. Khi có Nghị định 69 của Hội Đồng Bộ Trưởng nay là Chính phủ, nhân dân tự do tín ngưỡng và trùng tu Lăng, Đình, Miếu là Di tích lịch sử văn hóa dân tộc.
Năm 1991 ông Nguyễn Văn Cu cùng nhiều ông, bà lớn tuổi và nhân dân xã Trí Bình dời Đình cất năm 1972 tại ấp Xóm Mới I về mảnh đất cất Đình đầu tiên tọa lạc tại ấp Tầm Long.
Trải qua các thời kỳ chiến tranh, 05 lần di dời thờ cúng. Đến ngày 23 tháng 10 năm 2001 Ủy ban nhân dân xã Trí Bình có nhận Công văn số 168/SVHTT của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Tây Ninh và Bảo Tàng tỉnh Tây Ninh điều tra khảo sát, đo, vẽ chụp ảnh, lập 10 hồ sơ khoanh vùng bảo vệ 10 di sản. Đình Trí Bình là thứ 07 trong tỉnh.
Ý kiến bạn đọc