GIỚI
THIỆU CHUNG
Vị
trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Châu Thành nằm
trên tuyến biên giới phía tây nam của tỉnh Tây Ninh và của cả nước, có chung đường
biên giới với tỉnh Svây Riêng (Campuchia) dài 48 km, có cửa khẩu Phước Tân và
nhiều đường tiểu ngạch thông thương giữa hai nước.
Đặc điểm biên giới đất
liền đất, rừng liền rừng, sông có đoạn từ Vàm Trảng Trâu đến Bến Ra được coi là
đoạn biên giới phân cách.
Là một trong 5 huyện
biên giới có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, đặc biệt là về
quốc phòng, an ninh của tỉnh. Huyện Châu Thành phía đông giáp Thị xã Tây Ninh;
phía nam giáp hai huyện Bến Cầu và Hòa Thành; phía Bắc giáp huyện Tân Biên. Có
diện tích tự nhiên 571, 25km2 , dân số: 141.875 người. Mật độ
dân số 248,36 người/km2
Địa
hình vừa có đồng bằng vừa có rừng. Phía Tây-Tây Bắc rừng xen kẽ trảng trống và
đồng ruộng. Phía Nam-Tây Nam chủ yếu là rừng (rừng thưa, rừng chồi). Sông Vàm Cỏ
Đông chảy dọc huyện chia diện tích huyện thành hai vùng xấp xỉ nhau. Rạch Sóc
Om và Rạch Vàm Dình là 2 thượng nguồn của sông Vàm Cò Đông.
Nguồn nước ngọt
quanh năm không cạn rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên sông Vàm
Cỏ Đông mang đặc tính bán nhật triều nên khi triều dâng cao nhất thì vụ lúa mùa
có thể bị thiệt hại ở những vùng trũng sâu, ven sông Vàm Cỏ Đông.
Hiện quỹ đất dành
cho phát triển công nghiệp (bao gồm diện tích đất phát triển CCN-TTCN) trên địa
bàn huyện đến năm 2020 khoảng 270ha.
Tài nguyên khoáng sản
của huyện có các khoáng sản chủ yếu như sản xuất vật liệu xây dựng cát, sỏi;
sét gạch ngói (Trí Bình); đá Letarit (Lò Ho); than bùn phân bố rãi dọc theo
sông Vàm Cỏ Đông ở Trí Bình, Thanh Hàm (xã An Bình), Ninh Điền, là nguyên liệu
cho sản xuất phân bón với điều kiện khai thác khá thuận lợi; cao lanh (Thái
Bình). Ngoài ra, xã Ninh Điền có 01 mỏ nước khoáng đã được thăm dò chi tiết và
được hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước cấp giấy phép khai thác.
Kinh tế -Xã hội và Công
nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
Kinh tế huyện Châu
Thành giai đoạn từ năm 2010 đến nay có mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất
các lĩnh vực chủ yếu năm 2014 ước thực hiện 8.666 tỷ đồng, tăng 9,56% SCK.
Trong đó: Nông-lâm-thủy sản: ƯTH 4.342 tỷ đồng, tăng 5,5% SCK; Công
nghiệp-xây dựng: ƯTH 3.329 tỷ đồng, tăng 14,04% SCK; Thương mại-dịch vụ: ƯTH
995 tỷ đồng, tăng 13,69% SCK.
Kinh tế có sự chuyển
biến khá rõ nét, theo hướng phát triển bền vững. Cơ cấu Nông nghiệp, Công nghiệp-xây
dựng, Thương mại-dịch vụ ƯTH năm 2014: 50,11%-38,41%-11,48%.
Về công nghiệp-TTCN,
toàn huyện có khoảng 856 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp thu hút trên 7.000 lao động.
Hiện tại ngành công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, thực phẩm và ngành dệt
may-da giày chính là những ngành công nghiệp thể hiện thế mạnh của huyện.
Phóng sự Kinh tế - Xã Hội huyện Châu Thành - Tây Ninh năm 2018